Bạn biết không có rất nhiều bệnh có thể bắt gặp ở gà trong quá trình nuôi dưỡng. Đặc biệt là đối với các chiến kê thì người nuôi càng phải hết sức chú ý. Một trong những bệnh thường gặp nhất trong thời kỳ sinh trưởng của gà phải kể đến đó là bệnh bạch lỵ. Vậy bạn có biết cụ thể bệnh bạch lỵ là gì, những dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa bệnh bạch lỵ ở gà hay không, cùng SV388 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh bạch lỵ ở gà là gì?
Bệnh bạch lỵ là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra đối với gà con từ 1-3 tuần tuổi. Bệnh xuất hiện và bị lây nhiễm do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra và thường có tính chất truyền nhiễm cực kỳ nhanh chóng. Điều đặc biệt đó là bệnh bạch lỵ ở gà rất khó có thể tiêu diệt một cách triệt để trong điều kiện thường, thường bệnh sẽ kéo dài đến tận 3 đến 4 tháng.
Gà bị bạch lỵ thường có đặc điểm là phân có màu trắng dính quanh hậu môn và xuất hiện thêm nhiều đốm ngoại từ màu trắng xám trên các cơ quan nội tạng của gà. Hiện nay thì cả gà và chim đều có thể nhiễm bệnh bạch lỵ. Người ta thường tiến hành phun thuốc hết dung dịch khử trùng như biodine, bioxide… để tiêu diệt loại vi khuẩn gây ra bệnh bạch lỵ ở gà.
Biểu hiện phổ biến bệnh bạch lỵ ở gà
Bạn không biết cụ thể liệu gà nhà mình có đang bị bạch lỵ hay không? SV388 chúng tôi đã tìm hiểu và cập nhật một cách đầy đủ nhất những cái biểu hiện phổ biến của bệnh bạch lỵ ở gà, các chủ kê cần phải hết sức cẩn thận nhé.
- Gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, bỏ uống, thụ động và luôn trong trạng thái xù lông, di chuyển chậm chạp, buồn ngủ…
- Gà đi ngoài phân lỏng và thường có chảy nước kèm theo. Phân gà thường có màu trắng/trắng vàng.
- Hậu môn của gà thường bị bẩn bởi dính phân, lông ở phần hậu môn thường dính vào nhau, ướt và dính bẩn.
Đó là những dấu hiệu đối với những bệnh bạch lỵ ở gà từ 1 đến 3 tháng tuổi. Gà nhiễm mầm bệnh thì không sao nhưng nếu mầm bệnh xâm nhập vào trong máu thì rất khó cứu chữa. Thường vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng như tim, gan, ruột…và gây chết gà từ ngày thứ 4, 5 sau khi nhiễm bệnh.
Đối với những con gà lớn hơn thì không có quá nhiều triệu chứng bệnh rõ ràng, vì hầu hết gà lớn thường chỉ mắc mãn tính mà thôi. Các triệu chứng thường thấy nhất đó là gà thường xuyên tiêu chảy, đẻ ít, trứng dị dạng, đi phân nhờn… Trường hợp gà bị bạch lỵ nặng thì thưởng sẽ rất khát nước, có mào đỏ thẫm, bị tiêu chảy phân vàng xanh…
Tại sao xuất hiện bệnh bạch lỵ ở gà?
Bệnh bạch lỵ là một trong những bệnh thường xuyên xuất hiện ở gà, đặc biệt khi gà còn nhỏ. Một số nguyên nhân gây ra bệnh bạch lỵ ở gà có thể kể đến như sau:
- Do môi trường ấp trứng không sạch sẽ, không được đảm bảo sát trùng thường xuyên dẫn đến tình trạng có nhiều ổ vi khuẩn gây bệnh, trong đó có vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ.
- Do lây truyền bệnh bạch lỵ từ gà mẹ qua đường máu. Nếu gà mẹ bị bạch lỵ mãn tính (không có quá nhiều triệu chứng) thì khả năng gà nở ra bị bệnh bạch lỵ là rất cao.
- Do lây truyền từ gà bị bệnh sang gà không bị bệnh. Bệnh bạch lỵ có tốc độ truyền lây bệnh cực nhanh, gà bị bệnh thải ra phân có chứa vi khuẩn gây bệnh mà gà không bị bệnh ăn phải cũng có thể bị bệnh theo.
- Do uống phải nước có chứa vi khuẩn gây bệnh hay mổ/ăn gà bị bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch lỵ hiệu quả
Như đã đề cập ở trên, rất khó để điều trị tận gốc bệnh bạch lỵ ở gà trong điều kiện bình thường. Đặc biệt thời gian mắc bệnh của gà thường kéo dài từ 3-4 tháng nên có thể làm lây truyền cực nhanh. Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số biện pháp dưới đây để biết cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh bạch lỵ ở gà nhé!
- Nên thường xuyên vệ sinh cũng như sát trùng chuồng gà cũng như dụng cụ chuồng gà bằng muối, clo, thuốc sát trùng, thuốc diệt khuẩn. Ngoài ra cũng nên cọ rửa máng thức ăn, xử lý phân gà đúng cách để diệt hết vi khuẩn gây bệnh nhé.
- Gà con nên cho uống thuốc phòng bệnh bạch lỵ như ampicoli (1g/2 lít nước) khi được 3-5 ngày tuổi.
- Kiểm tra chuồng trại gà, luôn đảm bảo tình trạng khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
- Nếu thấy gà có những triệu chứng của bệnh bạch lỵ thì nên cho gà uống ngay men tiêu hóa B-complex, oploxacin/ enroflocaxin hay Ampicoli 1g/2lit nước.
- Nên loại bỏ những con gà sinh sản có dấu hiệu bị bệnh bạch lỵ để tránh việc ấp trứng sẽ sinh nở ra những gà con bị bệnh.
- Có thể dùng các chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn trộn vào vỏ trấu để làm phân hủy vi khuẩn cho phân gà bị bệnh tốt hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây của SV388 đã mang đến cho bạn thông tin cực cần thiết trong quá trình nuôi gà, đặc biệt là nuôi những chiến kế. Mọi người chú ý để kịp thời phòng ngừa và điều trị bệnh bạch lỵ ở gà nhé, nếu không sẽ rất nguy hiểm cho gà đó!